Hawkish và dovish là những thuật ngữ phổ biến được sử dụng đặc biệt trong thị trường tài chính để mô tả lập trường chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Các nhà hoạch định chính sách thường được miêu tả là những diều hâu tiên phong hoặc giao dịch an toàn tùy theo đánh giá cá nhân của họ về hướng đi của các chính sách tiền tệ. Cả hai thuật ngữ đều đề cập đến các quan điểm khác nhau về đường lối, chính sách và ảnh hưởng trực tiếp của các quan điểm đó đối với nền kinh tế.
Hawks tập trung vào việc giữ lạm phát trong tầm kiểm soát, họ ủng hộ lãi suất cao hơn để hạn chế cung tiền trong nền kinh tế. Mặt khác, Doves tập trung hơn vào tăng trưởng kinh tế tổng thể và tạo việc làm. Đó là lý do tại sao họ hỗ trợ lãi suất thấp hơn để duy trì nguồn cung tiền.
Kết luận rằng, việc nghiên cứu phản ứng của thị trường đối với các báo cáo kinh tế được phát hành hoặc các hoạt động của ngân hàng trung ương có thể phản ánh hiệu quả của các phân tích cơ bản. Các nhà giao dịch ngoại hối luôn cố gắng đạt được độ chính xác cao hơn với kỳ vọng của họ về thị trường.
Vai trò của Ngân hàng Trung ương là gì?
Ngân hàng trung ương là một tổ chức tài chính thiết lập hệ thống tiền tệ cho một quốc gia. Các ngân hàng trung ương được trao đặc quyền phát hành tiền tệ, hoạt động như ngân hàng của chính phủ, quản lý nguồn dự trữ hối đoái, điều tiết hệ thống tín dụng, giám sát các ngân hàng thương mại và hoạt động như một người cho vay cuối cùng. Trách nhiệm của các Ngân hàng Trung ương bao gồm giám sát chính sách tiền tệ và thực hiện các công cụ cụ thể để đạt được các nhiệm vụ chính như ổn định tiền tệ, ổn định lạm phát và ứng dụng lao động.
Một số ngân hàng trung ương có một nhiệm vụ duy nhất là ổn định giá cả, chẳng hạn như Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Những nơi khác có nhiệm vụ chính sách kép; ổn định giá cả và việc làm, như Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Dự trữ New Zealand.
Các ngân hàng trung ương sẽ xác định việc tăng hay giảm lãi suất để đạt được các nhiệm vụ chính sách của họ, thường là ổn định lạm phát và tăng trưởng việc làm. Lãi suất cao hơn nhằm ngăn chặn tăng trưởng kinh tế và lạm phát diễn ra nghiêm trọng, trong khi lãi suất thấp hơn được điều chỉnh để kích sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Lập trường Hawkish và Dovish ảnh hưởng đến con đường tương lai của chính sách tiền tệ, được gọi là hướng dẫn kỳ hạn.
Thế nào là Forward Guidance (định hướng thị trường tiền tệ)?
Định hướng thị trường tiền tệ là một công cụ giao tiếp được các ngân hàng trung ương sử dụng để truyền đạt tình hình kinh tế và đường hướng tiềm năng của chính sách tiền tệ. Đây là cách tiếp cận rất hiệu quả để tác động đến kỳ vọng của thị trường bằng cách tiết lộ các ý định chính sách tiền tệ trong tương lai.
Mặc dù vẫn có những tranh cãi về tính hiệu quả của công cụ này, tuy nhiên, định hướng thị trường tiền tệ ngày càng trở thành một công cụ quan trọng cho ngân hàng trung ương hiện đại. Cục Dự trữ Liên bang là một trong những ngân hàng trung ương lớn sử dụng định hướng thị trường tiền tệ sớm nhất trong các tuyên bố chính sách của mình kể từ đầu những năm 2000.
Vai trò của định hướng thị trường tiền tệ trở nên quan trọng hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong khi các ngân hàng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải trả giá khi lãi suất ở mức thấp trong lịch sử, điều quan trọng là phải mở rộng ảnh hưởng của chính sách tiền tệ trên thị trường thông qua kỳ vọng về lãi suất dài hạn.

Định nghĩa về Hawkish và Dovish
Hawkish được coi là một tín hiệu tích cực, khi ngân hàng trung ương xem xét thắt chặt chính sách và tăng lãi suất trong bối cảnh tình hình kinh tế tốt hơn. Hawkish thường được sử dụng để mô tả điều chỉnh trong một chính sách tiền tệ. Các nhà hoạch định chính sách mô tả Hawkish khi họ ủng hộ việc thắt chặt chính sách bằng cách tăng lãi suất hoặc giảm sự kích thích của thị trường. Một chính sách tiền tệ được coi là Hawkish khi dự báo tăng lãi suất và khi ngân hàng trung ương đưa ra quan điểm tích cực về triển vọng kinh tế.
Các cụm từ được sử dụng trong tuyên bố tiền tệ Hawkish sẽ bao gồm: tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, giảm bảng cân đối kế toán, lạm phát cao, thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất.
Dovish thì hoàn toàn ngược lại. Đây cũng được coi là tín hiệu tiêu cực, khi ngân hàng trung ương xem xét thực hiện các biện pháp mở rộng và cắt giảm lãi suất để chống lại suy thoái kinh tế. Dovish được sử dụng khi một ngân hàng trung ương nhận được dự báo kinh tế không rõ ràng về tăng trưởng và lạm phát. Các thuật ngữ được sử dụng trong Dovish có thể bao gồm: tăng trưởng kinh tế yếu, bảng cân đối kế toán ngày càng tăng, lạm phát thấp, kích thích và cắt giảm lãi suất.
Sự thay đổi rõ ràng trong lập trường của bất kỳ ngân hàng trung ương nào từ Hawkish sang Dovish hoặc ngược lại, đều có xu hướng ảnh hưởng trực tiếp đến tiền tệ. Ví dụ, đồng tiền này tăng giá so với các đồng tiền khác nếu ngân hàng trung ương tuyên bố rằng nền kinh tế cần được kích thích. Ngược lại, khi một ngân hàng cho rằng nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và lạm phát đang giảm, ám chỉ rằng có thể cắt giảm lãi suất và áp dụng các biện pháp kích thích. Đó là cách mà các quan điểm mà chính sách Hawkish lẫn Dovish ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ theo các cách khác nhau. Đọc thêm về tăng giá và giảm giá tiền tệ.
Lập trường về Hawkish và Dovish
Hawkish | Dovish | |
Tiền Tệ | Gia Tăng | Giảm Giá |
Lãi Suất | Tăng | Giảm |
Chính Sách Tiền Tệ | Thu Hẹp | Mở Rộng |
Mục Tiêu | Kìm hãm lạm phát & Tăng trưởng | Thúc Đẩy Lạm Phát & Tăng Trưởng |
Các loại chính sách tiền tệ
Các chính sách tiền tệ được chia thành hai loại chính: chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ co giãn. Cả hai đều liên quan đến việc kiểm soát mức cung tiền trong một quốc gia để duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.
Chính sách tiền tệ mở rộng nhằm mục đích tang số lượng tiền cung, trong khi chính sách tiền tệ điều chỉnh hoạt động trên cơ sở giảm cung tiền tệ để hạn chế cầu.
Chính sách tiền tệ trung lập không tạo ra tăng trưởng hoặc chống lạm phát.
Để đạt được nhiệm vụ chính sách của mình, các ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ tiền tệ, chủ yếu là lãi suất, để đạt được mức lạm phát, tăng trưởng và cung tiền ổn định trong nền kinh tế.
Vai trò của Lãi suất
Các Ngân hàng Trung ương có xu hướng tang tỷ lệ lãi suất để kiềm chế lạm phát cao và nền kinh tế phát triển quá mạnh mẽ. Vì lãi suất cao thì người dân và doanh nghiệp sẽ vay cũng như chi tiêu ít hơn. Các chính sách này nhằm ngăn chặn nền kinh tế phát triển quá nhanh có thể tạo ra bong bóng kinh tế.
Ngược lại, khi một nền kinh tế đang bị thu hẹp, lãi suất được hạ xuống do ngân hàng trung ương muốn người dân vay và chi tiêu nhiều hơn. Lãi suất thấp hơn khuyến khích nhiều người vay và chi tiêu hơn, việc này nhằm kích thích nền kinh tế. Khi ngân hàng trung ương xem xét giảm lãi suất, điều đó có nghĩa là nền kinh tế đang hoạt động không tốt, dẫn đến việc các nhà giao dịch sẽ muốn bán đồng tiền đó. Và khi việc hạ lãi suất không đủ hiệu quả để vực dậy nền kinh tế, ngân hàng trung ương có thể bắt đầu nới lỏng định lượng.
Trên thị trường ngoại hối, tiền tệ được hưởng lợi từ lãi suất cao hơn so với tiền tệ có lãi suất thấp hơn. Khi lãi suất tăng lên, lãi suất tiền tệ cũng theo đó mà tăng lên. Giống như bất kỳ thị trường nào, các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và nền kinh tế tốt nhất để đầu tư tiền của họ vào. Đây là tác động lớn của chênh lệch lãi suất. Ngược lại với các đồng tiền có lãi suất thấp hơn, chúng có nhiều khả năng suy yếu trong dài hạn.
Kết luận
Lập trường chính sách tiền tệ Dovish nhằm mục đích kích thích tăng trưởng kinh tế và việc làm, bằng cách cắt giảm lãi suất và đôi khi sẽ khả năng giảm thêm. Mặt khác, Hawkish có nghĩa là thắt chặt chính sách thông qua việc tăng lãi suất và / hoặc giảm hoặc thoát khỏi bất kỳ sự mở rộng tiền tệ nào. Các nhà đầu tư thị trường thường theo dõi các tín hiệu Hawkish và Dovish từ các ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định chính sách để dự đoán hướng đi của thị trường trong tương lai.
Hawkish và Dovish có tác động trực tiếp đến tâm lý thị trường. Lập trường Hawkish thường được coi là yếu tố tăng giá giúp đồng tiền tăng giá, trong khi lập trường Dovish là giảm giá vì lập trường này ngụ ý tỷ giá thấp hơn khi hoạt động kinh tế yếu. Tìm hiểu thêm về Thị trường tăng giá và giảm giá.
Tin tức và phân tích giao dịch
Trong thị trường giao dịch ngoại hối, điều cần thiết là phải thường xuyên xem xét các tin tức thị trường cũng như tiến hành phân tích sau đó. Trong khi các nhà giao dịch có xu hướng tránh sự phức tạp của các phân tích cơ bản, chỉ dựa vào các tín hiệu ngoại hối để phân tích xu hướng. Tuy nhiên, việc hiểu thị trường tài chính sẽ cung cấp các kỹ năng sâu rộng cho các nhà giao dịch và dự đoán chính xác hơn. Đội ngũ phân tích thị trường của chúng tôi gồm các nhà phân tích kỹ thuật và cơ bản cung cấp phân tích ngoại hối hàng tuần và triển vọng thị trường về các cặp tiền tệ chính cũng như các sự kiện và phát hành kinh tế hàng đầu. Theo dõi tin tức ngoại hối của chúng tôi và truy cập vào các nguồn cấp tin tức hàng đầu.
Các bài báo và ấn phẩm giáo dục do các chuyên gia tạo ra là tài sản hữu ích dành cho các nhà giao dịch ngoại hối để nâng cao kiến thức ngoại hối và chiến lược giao dịch của họ. AximTrade với tư cách là nhà môi giới hàng đầu cung cấp các công cụ giao dịch và tài nguyên ngoại hối phong phú. Công ty đã cung cấp nền tảng CopyTrade tiên tiến với công nghệ hàng đầu và các tính năng hiệu quả cao. Ngoài ra, công ty cũng cung cấp các điều kiện giao dịch đáng tin cậy và một trong những tài khoản giao dịch ngoại hối tốt nhất, và đòn bẩy linh hoạt.